Nghi lễ cúng 100 ngày: Những phong tục và tín ngưỡng dân gian

Sau khi một người qua đời, có nhiều nghi lễ được thực hiện. Một trong những nghi lễ đó là lễ cúng 100 ngày. Đây là phong tục có ý nghĩa tưởng nhớ tới linh hồn người đã khuất. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ càng hơn về nghi lễ cúng 100 ngày.
Sau thời gian người mất thì người thân cúng 100 ngày
Mục lục [hide]
Lễ cúng 100 ngày là gì?
Lễ cúng 100 ngày là nghi lễ sắm sửa mâm cúng người đã mất sau 100 ngày. Lễ này còn được dân gian gọi là tốt khốc tức là thôi khóc khi vừa tròn 100 ngày. Ông bà ta quan niệm là sau ngày này thì thôi không khóc thương nữa. Tất nhiên đây không phải là cấm khóc mà chỉ là tục lệ của ông bà ta.
Lễ cúng 100 ngày là tục lệ lâu đời của dân tộc ta. Lễ cúng là một trong những nghi thức để vong linh người mất có thể an tâm về nơi an nghỉ cuối cùng. Bởi theo quan niệm của người xưa thì âm hồn của người mất trong khoảng thời gian 100 ngày kể từ ngày mất vẫn sẽ quanh quẩn ở trong nhà. Gia đình tổ chức lễ cúng 100 ngày là để tiễn đưa họ về với tổ tiên không còn vương vấn trần tục nữa.
Ý nghĩa của lễ cúng 100 ngày
Theo dân gian thì sau khi mất, linh hồn mỗi người đều phải trải qua 10 ải phán xét. Trong đó thì 49 ngày linh hồn vượt qua 7 ải. Tới ngày thứ 100 thì sẽ vượt qua ải thứ 8. Sau thời gian này thì linh hồn đó sẽ được chuyển qua một cảnh giới khác. Trong giai đoạn này thì gia đình tổ chức những lễ cúng 49 ngày và 100 ngày không chỉ để tưởng nhớ mà còn để cầu siêu cho linh hồn người chết. Gia quyến sẽ tụng kinh trong ngày này nhằm để cầu nguyện cho âm hồn người mất hướng tới những điều thiện. Bên cạnh đó thì trong khoảng thời gian này, gia đình cũng hạn chế sát sinh, làm việc thiện như giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, phóng sinh, cúng dường chạy tăng… Những việc này góp phần tích thêm phúc phần cho người mất được vãng sanh về miền cực lạc.
Nghi lễ thực hiện cúng 100 ngày
Nghi lễ thực hiện cúng 100 ngày được thực hiện như sau:
-
Chuẩn bị mâm cúng, văn cúng
Cần chuẩn bị kỹ cho lễ cúng
Về việc chuẩn bị mâm cúng thì mỗi vùng sẽ có mâm cúng khác nhau do phong tục tập quán của mỗi vùng miền khác nhau, tín ngưỡng khác nên nên cách cúng cũng khác nhau.
Ngoài ra thì do hoàn cảnh mỗi gia đình cũng khác nhau nên mâm lễ vật cũng cũng khác nhau. Những gia đình có điều kiện thì chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn, nhà có hoàn cảnh khó khăn hơn thì chén cơm đĩa muỗi cũng được. Người xưa cho rằng, dù là lễ cúng nào thì điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành tâm của gia chủ.
Vậy nên mâm cơm cúng 100 ngày có thể chuẩn bị đơn giản như bữa ăn hàng ngày của gia đình. Nhiều nhà còn chuẩn bị những món ăn mà người mất thích nhất khi còn sống để dâng cúng.
Chuẩn bị mâm lễ vật cúng đa dạng thích hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình. Bên cạnh mâm cũng thì bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một ít tiền vàng và đồ dùng bằng vàng mã. Sau khi lễ cúng đã xong thì tiến hành hóa vàng mã như cách để gửi đồ cho người đã khuất khi sang thế giới bên kia.
Về văn cúng 100 ngày thì là lời bày tỏ sự thương nhớ tới người đã khuất đồng thời cũng là lời cầu nguyện cho những đấng thần linh phù hộ che chở cho linh hồn người đã khuất về nơi an lạc.
-
Trình tự thủ tục lễ nghi của lễ 100 ngày
Khi bố trí mâm lễ xong thì người nhà thắp hương. Sau khi thắp hương xong thì dựng đôi đũa vào giữa bát cơm. Tiếp theo, rót rượu vào chén và đọc văn cúng 100 ngày.
Cúng xong thì đốt vàng mã. Một số gia đình có điều kiện hơn thì mời thêm Tăng Ni tụng kinh để tiếp thêm phúc đức.
Nếu như gia đình nào cũng có nhu cầu tổ chức tang lễ trọn gói, liên hệ ngay với dịch vụ tang lễ trọn gói Khải An.