Kiêng kị trong khi khâm liệm đám tang sao cho phù hợp?

Khâm liệm trong đám tang là một nghi thức của người Việt trong khi làm đám tang cho người đã khuất. Trong khi khâm liệm cần kiêng kị một số điều. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kiêng kị trong khi khâm liệm đám tang sao cho phù hợp.

E:\Trung tâm bảo hành beko\Bài trại hòm\01\kieng-ki-trong-khi-kham-liem-dam-tang-1.jpg

Khi khâm liệm đám tang thì cần kiêng kị một số điều

Khâm liệm là nghi thức sử dụng vải trắng để quấn quanh người đã chết. Loại vải được sử dụng sẽ là vải thường. Trường hợp mà gia đình có điều kiện khá giả hơn thì sẽ sử dụng tải tơ lụa để may thành tiểu liệm, đại liệm. Người ta sẽ không sử dụng khăn liệm với chất liệu da thú vì theo quan niệm của người xưa cho rằng điều này sẽ khiến cho người đã khuất đầu thai trở thành thú vật.

Sau nghi lễ khâm liệm sẽ là lễ nhập quan. Lúc này thì người thân sẽ đứng ở quanh quan tài và nâng người chết bằng bốn góc tấm vải tạ quan và đặt vào trong quan tài. Nếu như người đã mất là nam giới thì sẽ tăng 7 lần và với nữ giới sẽ là 9 lần tượng trưng cho số vía của họ. Ở trên quan tài sẽ có một quả trứng và một chén cơm úp cắm trên đó là đũa hoa được sử dụng để trừ tà ma để tránh khiến vong linh người đã chết bị các vong hồn khác dẫn đi lạc hồn mà không biết được quay đường về.

Trong khi khâm liệm và nhập quan thì người nhà cần tập trung hết sức và thực hiện với lòng thành kính, không khí sang trọng, trang nghiêm. Bên cạnh đó thì tang gia cũng phải tránh phạm phải những điều kiêng kỵ khi nhập quan giúp cho buổi lễ diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ.

E:\Trung tâm bảo hành beko\Bài trại hòm\01\kieng-ki-trong-khi-kham-liem-dam-tang-2.jpg

Nghi lễ khâm liệm là một nghi lễ trang nghiêm

Về trình tự khâm liệm cho người chết sẽ được thực hiện như sau:

Đầu tiên thì gia đình người đã mất sẽ tìm tới những sư thầy hoặc những người am hiểu về ngày giờ để nhờ họ chọn ngày giờ tốt nhằm tiến hành việc khâm liệm.

Khi đã chọn được ngày giờ tốt thì sẽ tiến hành việc khâm liệm. Người ta sẽ trải chiếu đặt ở bên cạnh quan tài tiếp theo đặt thi thể của người đã mất vào một miếng vải lớn. Tiếp theo sẽ bố trí thêm đai với chất liệu vải trắng nhằm cố định những vị trí ở ngang bắp chân, vai và mông.

Tiếp theo sẽ tiến hành bọc vải một cách kỹ càng từ chân đến thân và đầu người đã mất và chỉ để lộ mặt của người đã mất nhằm để con cháu nhìn mặt lần cuối.

Trong khi khâm liệm đám tang thì cần kiêng kị những điều như sau:

Đầu tiên thì không để chó mèo lại gần thi thể. Đây là điều kiêng tuyệt đối do tương truyền nếu như để chó mèo lại gần sẽ xảy ra tình trạng quỷ nhập tràng thì người chết sẽ bật dậy đột ngột hay thậm chí hóa thành cương thi.

E:\Trung tâm bảo hành beko\Bài trại hòm\01\kieng-ki-trong-khi-kham-liem-dam-tang-3.jpg

Trong khi khâm liệm cần tuyệt đối tránh chó mèo lại gần

Một điều kiêng kị nữa đó là không để nước mắt rơi vào thi thể trước khi khâm liệm. Có nhiều người nói rằng điều này sẽ khiến cho con cháu sau này làm ăn bị lụn bại và muôn đời thất bát. Cũng có người nói rằng điều này sẽ xuất hiện tình trạng quỷ nhập tràng. Điều này vẫn chưa rõ thực hư tuy nhiên vẫn nên kiêng sẽ tốt hơn.

Một điều kiêng kị nữa đó là không nên làm quan tài từ cây gỗ liễu. Quan tài nên được làm từ gỗ cây bách hay cây tùng do người xưa cho rằng cây liễu là cây không có hạt sẽ khiến cho con cháu sau này sẽ không có người nối dõi và sẽ không tốt cho dòng tộc.

Điều cần kiêng kị trong khi khâm liệm đám tang nữa đó là không nhập quan vào ngày xấu, giờ xấu. Với những sự kiện quan trọng như đám tang thì người ta sẽ đều xem giờ tốt, xem ngày tốt từ sự tư vấn của những chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm lâu năm. Không chỉ riêng nhập quan và trong bất kỳ công đoạn hoặc nghi lễ nào của tang lễ đều sẽ được tính toán và chọn thời gian hợp lý.

Những điều kiêng kị trên đây đã được duy trì từ nhiều đời nay. Hiện nay thì những đời sau đều tuân theo vì “có thờ có thiêng”.

TAGS

back top