Cách tính ngày cúng giỗ đúng theo phong tục truyền thống

Theo văn hóa truyền thống của người Việt thì việc cúng giỗ là một nghi lễ quan trọng nhằm tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc những người thân đã khuất. Để việc cũng giỗ đúng phong tục và mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc thì việc xác định ngày cũng giỗ chính xác là điều rất quan trọng. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính ngày cũng giỗ đúng theo phong tục truyền thống.
Việc cúng giỗ là nghi thức tưởng nhớ người đã khuất vào ngày mất của họ hàng năm
Mục lục [hide]
Cúng giỗ là gì?
Cúng giỗ là nghi thức tưởng nhớ người đã khuất vào ngày mất của họ hàng năm. Người Việt thường phân biệt 3 hình thức cúng giỗ chính:
-
Tiểu tường – Giỗ đầu: Tổ chức vào đúng ngày mất tròn 1 năm.
-
Đại tường – Giỗ hai: Tổ chức vào đúng ngày mất tròn 2 năm.
-
Giỗ thường – Giỗ hết tang: Từ năm thứ 3 trở đi thì giỗ thường được làm định kỳ hàng năm.
Mỗi hình thức cúng giỗ mang ý nghĩa khác nhau phản ánh quá trình tang chế và lòng tưởng nhớ của con cháu với người mất.
Cách tính ngày giỗ đúng theo phong tục truyền thống
Cách tính giỗ đúng theo phong tục truyền thống như sau:
-
Dựa theo ngày âm lịch
Ngày giỗ sẽ được tổ chức mỗi năm kể từ ngày người thân qua đời được tính theo âm lịch. Ví dụ, nếu như người mất vào ngày 15 tháng 2 âm lịch thì ngày giỗ sẽ là ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Ngày giỗ được tổ chức mỗi năm kể từ ngày người thân qua đời
-
Nếu như mất vào năm nhuận
Nếu như người thân mất vào năm nhuận và tháng nhuận thì gia đình cần làm giỗ vào đúng ngày và tháng mất hàng năm tiếp theo, không phụ thuộc vào tháng nhuận của năm mới.
Nếu như ngày mất rơi vào năm nhuận, năm âm lịch có 13 tháng thì ngày giỗ sẽ được tổ chức hàng năm vào tháng tương ứng của năm không nhuận.
Một số lưu ý
Một số lưu ý khi cúng giỗ đó là:
-
Cúng trước hoặc cúng đúng ngày, theo truyền thống thì giỗ đầu thường được cúng vào đúng ngày âm lịch của người đã khuất. Tuy nhiên, nếu như vì điều kiện, hoàn cảnh mà gia đình không thể làm đúng ngày thì có thể cúng trước một vài ngày cũng được.
-
Ngày giỗ không nên làm sau ngày mất, phong tục Việt Nam quan niệm rằng không nên cúng giỗ sau ngày mất vì như vậy có nghĩa là không tôn trọng vong linh người đã khuất. Nếu như vì lý do nào đó bất khả kháng như trùng với ngày rằm, mùng một hoặc tang lễ khác thì người ta thường cúng trước 1 – 2 ngày, tuyệt đối không nên cúng muộn hơn ngày giỗ chính.
-
Giỗ cha mẹ thường là giỗ quan trọng nhất nên con cái cần chuần bị kỹ lượng về mâm cỗ, lễ vật.
-
Không nên tổ chức đám giỗ linh đình. Giỗ là dịp tưởng niệm mà không phải là ngày hội.
-
Cần chuẩn bị lễ vật tươm tất nhưng cũng không nên lãng phí mà chú yếu là tấm lòng thành kính.
Việc cúng giỗ là truyền thống tốt đẹp của người Việt thể hiện sự hiếu kính và tình cảm thiêng liêng giữa con cháu với tổ tiên. Việc tính ngày giỗ đúng theo âm lịch đồng thời tuân thủ nghi lễ truyền thống không những giúp giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần gắn kết những thế hệ ở trong gia đình. Dù cho thời đại có thay đổi thì việc duy trì và thực hiện đúng nghi lễ cũng giỗ vẫn luôn là nét đẹp cần được bảo tồn và truyền lại cho các thể hệ sau.
Trên đây, chúng tôi đã thông tin về cách tính ngày cũng giỗ đúng theo phong tục truyền thống. Nếu gia đình nào có nhu cầu tổ chức tang lễ trọn gói, liên hệ ngay với dịch vụ tang lễ trọn gói Khải An.