Các bước cần làm trong một đám tang truyền thống

Đám tang truyền thống của người Việt được thực hiện theo một quy trình cụ thể sẵ có từ nhiều đời. Quy trình này đảm bảo sự trang nghiêm, lòng kính trọng, sự chỉn chu dành cho người đã mất. Dưới đây là các bước cần làm trong một đám tang truyền thống.
Đám tang truyền thống được tổ chức theo những bước cụ thể
Mục lục [hide]
- 1 Bước 1: Chuẩn bị tổ chức tang lễ
- 2 Bước 2: Lập bàn thờ vong cho người mới mất
- 3 Bước 3: Khâm liệm, nhập quan
- 4 Bước 4: Nhập quan, gọi hồn và phát tang
- 5 Bước 5: Đón đoàn phúng viếng
- 6 Bước 6: Tế vong, quay cữu
- 7 Bước 7: Tế cơm, cất đám
- 8 Bước 8: Hạ huyệt hoặc hỏa thiêu
- 9 Bước 9: Rước vong về thờ và thực hiện những nghi lễ sau đám tang
Bước 1: Chuẩn bị tổ chức tang lễ
Sau khi người thân mất thì con cháu sẽ tắm gội cho người mất sạch sẽ. Người mất sẽ được thay một bộ quần áo trắng hay vàng và buộc hai ngón chân cái lại với nhau. Hai tay của người mất được đặt lên trên bụng và trong miệng đặt một ít gạo sống và tiền lẻ.
Trên miệng của người mất đặt thêm một chiếc đũa ăn cơm ngáng miệng và phủ lên mặt một mảnh vải trắng. Thực hiện xong việc chuẩn bị thì con cháu buông màn xuống và thắp một ngọn đèn dầu hay một ngọn nến ở đầu giường.
Bước 2: Lập bàn thờ vong cho người mới mất
Ở nông thôn thì trần bàn thờ cần có hai nõn chuối cắm ở hai bên. Ở chính giữa cần đảm bảo sạch sẽ và có nải chuối, đĩa hoa, quả bưởi nhất là bát hương, di ảnh và bải vị của người đã mất. Tiếp theo, người thân thắp hương cho người mới mất.
Bước 3: Khâm liệm, nhập quan
Người mất được bỏ khăn che mặt và chiếc đũa ngáng miệng. Tuy vậy, gáy của người mất lại được gối lên hai chiếc bát úp. Một bộ chắn cũng được bỏ vào quan tài người mất để khử trùng và bảo vệ họ khi xuống suối vàng.
Bước 4: Nhập quan, gọi hồn và phát tang
Nghi thức phát tang trong đám tang
Nhập quan là nghi thức đưa thi hài vào quan tài, thắp hương khấn vái. Với nghi thức gọi hồn thì thầy cúng sẽ cầm áo người mất ra sân hay ngoài đường và đọc thần chú để gọi hồn người mất về nhập quan. Phát tang là nghi thức phát thông báo cho mọi người biết và phát khăn áo cho người thân thiết, con cháu ở trong nhà.
Bước 5: Đón đoàn phúng viếng
Sau khi phát tang xong, gia đình sẽ đón những đoàn phúng viếng. Gia đình sẽ cử người luôn đứng túc trực bên cạnh bàn thờ vong để đáp nghĩa.
Bước 6: Tế vong, quay cữu
Khi việc phúng viếng đã vãn khách thì người chủ trì sẽ thực hiện nghi lễ tế vong. Lúc này thì gia đình người mất chuẩn bị một mâm cơm rượu thịt đầy đủ dâng lên bàn thờ vong và bắt đầu tế lễ. Vào đúng 12 giờ đêm thì quay cữu. Quan tài sẽ được xoay theo chiều ngang của ngôi nhà sao cho đầu của người mất quay về phía bàn thờ, chân quay ra ngoài cửa/
Bước 7: Tế cơm, cất đám
Sáng hôm sau, gia đình người mất chuẩn bị một bát cơm, quả trứng, đĩa muối, chén nước lã dâng lên bàn thờ vong. Tiếp theo, tới giờ đưa tang thì người chủ trì đọc điếu văn và yêu cầu mọi người đóng đinh ván quan tài lại. Đến giờ đẹp thì bắt đầu cất đám.
Bước 8: Hạ huyệt hoặc hỏa thiêu
Khi quan tài đưa ra tới nơi chôn cất thì người con sẽ bước xuống đỡ quan vào huyệt và lấp miếng đất đầu tiên. Tiếp theo, người xung quanh bắt đầu lấp đất để chôn chất. Tại một số nơi hoặc gia đình thì nghi thức hạ huyệt sẽ được thay bằng nghi thức hỏa thiêu.
Bước 9: Rước vong về thờ và thực hiện những nghi lễ sau đám tang
Sau khi hạ huyệt hay hỏa táng, gia đình cần phải rước vong về nhà thờ trên bàn thờ. Hàng ngày, người thân phải cúng cơm cho người mất. Có 3 mốc thời điểm cần đặc biệt lưu ý đó là cúng tuần, cúng 49 ngày và cúng 100 ngày.
Trên đây là các bước cần làm trong một đám tang truyền thống. Nếu như gia đình nào cũng có nhu cầu tổ chức tang lễ, liên hệ ngay với dịch vụ tang lễ trọn gói Khải An.